Chùa Hộ Quốc Phú Quốc, Nơi Tâm Linh Làm Bình Yên Bao Tâm Hồn Du Khách

Mời bạn đánh giá bài viết

Đã có dịp đến Phú Quốc thì phải một lần đến viếng thăm chùa Hộ Quốc Phú Quốc này. Mà thật ra, nếu bạn đặt lịch đi theo tour thì thế nào bên công ty du lịch cũng sẽ sắp xếp để bạn đến tham quan nơi nay thôi à. Thứ nhất đây là một địa điểm cực kỳ đẹp, phải nói là phong cảnh hữu tình, phóng tầm mắt ra xa xa có thể bao quát trọn cả một vùng trời.

Thứ hai nữa là cho bạn cảm giác rất yên bình nơi đây. Bạn chỉ cần ngồi một góc nhỏ phía trên cao ngay bục tượng Phật Quan Thế Âm hưởng một ít gió biển thổi vào nhè nhè, trong tiếng chuông chùa làm bình yên, nhẹ nhàng cho tâm hồn của bạn.

Cổng Tam Quan – trước khi vào chùa Hộ Quốc Phú Quốc

Thứ ba nữa, bạn sẽ chiêm ngưỡng được lối kiến trúc độc đáo và vẻ uy nghi của chùa khi lưng sừng sửng lưng tựa núi, mặt hướng biển. Giúp cho ngư dân mỗi khi đánh bắt cá trở về, nhìn từ xa đã thấy bức tượng phật Quan Thế Âm, lòng được bình yên hơn.

Nào hãy cùng vivuphuquoc tìm hiểu nơi thiên liên nơi Phố Đảo này nhé

Vị trí của Chùa Hộ Quốc Phú Quốc

Chùa Hộ Quốc Phú Quốc được xây dựng ở ấm Suối Lớn – thuộc xã Dương Tơ. Cách sân bay Phú Quốc 10km và cách Thị trấn Dương Đông 20 “cây số”.

Địa điểm chùa Hộ Quốc Phú Quốc

Từ Quốc lộ phải đi một đoạn chừng 4, 5km mới đến được chùa. Đường đi thì thật ra rất dễ, Phía ngoài sẽ có một bảng chỉ dẫn, giúp du khách dễ dàng tìm được được vào.

Đoạn đường vào rất mát mẻ, thông thoáng, khúc đầu 2 bên sẽ có nhà dân, nhưng càng đi vào sâu sẽ ít dần. Đường đi sẽ dóc lên một đoạn (vì chùa được xây phía trên một ngọn đồi nhìn ra biển), và đến một đoạn nữa thì bên này là sườn đồi, bên kia biển xanh biếc.

Đường vào Chùa Hộ Quốc

Vừa chạy đến gần đến khúc quẹo tầm mắt của bạn sẽ được mở rộng ra và bao quát toàn cảnh biển xanh biếc, mặt trời thì ánh xạ ánh sáng vào mặt biển, gió thì lướt nhẹ qua tai, Lúc này, bạn như một bước lên tiên ấy.. haha..

Chạy một đoạn bạn sẽ thấy đầu tiên là tượng Phật Quan Tâm sừng sửng đang hướng tầm mắt ra xa ngoài biển, như dõi theo và bảo vệ những người ngư dân đang buông lưới khơi xa.

phật quan âm chùa hộ quốc
Tượng Phật Quan âm hướng ra biển lớn

Chùa được xây dựng với vị thế lưng tựa vào núi, hướng ra phía biển, chùa được xây nằm giữa trong một vòng cung của dãi đất dài, làm cho ta có cảm giác đứng nơi đây, như ôm trọn cả một vùng biển đảo rộng lớn vậy.

Tên Gọi và Lịch Sử của chùa Hộ Quốc

Giờ mở của của chùa là 6h sáng đến 18h hàng ngày, công trình được xây dựng từ những năm 2011, và hoàn công vào gần cuối năm 2012, đến hiện tại chùa vẫn đang tiếp tục hoàn thiện thêm một vài hạn mục công trình nữa.

Chùa Hộ Quốc Phú Quốc, còn có tên gọi khác là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc, thuộc hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm Yên tử (Giáo hội Phật giáo Việt Nam). Là ngôi chùa lớn nhất tại Thành Phố Phú Quốc, và là một trong những ngôi chùa đẹp nhất của Đồng Bằng Sông Cửu Long.

tượng gác cổng tam quan chùa hộ quốc
2 vị tướng trấn cổng chùa Hộ Quốc

Tên Hộ Quốc là điều mà nhiều du khách cũng muốn biết vì sao lại có tên này. Mà thật ra nghe  cái tên thôi thì chúng ta cũng đã mường tượng được ý nghĩa của nó.

Đúng vậy, khi chọn nơi này xây dựng, thì đã xem địa thế của chùa, một bên là núi, một bên là biển, hướng tầm mắt ra xa có dãi đất dài giống như bàn tay ôm trọn lấy biển đảo của tổ quốc Việt Nam.

Vì thế, với mong muốn chùa Hộ Quốc này sẽ đem lại sự bình an cho đất nước, trấn giữ và bảo vệ, giữ gìn bờ cõi, biên ải thiên liên của quốc gia cũng như Bảo Hộ người dân Việt Nam.

ngắm nhìn chùa hộ quốc phú quốc
Hình chụp khuôn viên từ phía trên

Kiến trúc của chùa Hộ Quốc Phú Quốc

 Với chùa Hộ Quốc Phú Quốc, nơi đây không những là một nơi để bạn đến để ngắm cảnh, thư thái tâm hồn, cầu bình an cho bạn và gia đình, mà còn là nơi để bạn lưu giữ lại những bức ảnh đẹp cũng như tìm hiểu về lối kiến trúc độc đáo nơi đây.

phía trên phù điêu chạm rộng
View biển nhìn từ chùa

Chùa tuy được xây dựng vào thời kì hiện đại, nhưng mô phỏng theo lối kiến trúc thời nhà Lý – Trần. Mái ngói cong màu đỏ nổi bậc lên họa tiết chạm khắc hình rồng màu vàng tô sắc trang nghiêm cho ngôi chùa.

chùa hộ quốc view xa
Mái ngói cong chạm rồng - đặc trưng kiến trúc thời Lý-Trần

Sự độc đáo của chùa Hộ Quốc cũng phải nói đến nguyên liệu xây dựng. Cụ thể cột trụ của chùa Hộ Quốc Phú Quốc được xây dựng từ các các cột gỗ lim. Loại gỗ đã được chọn lọc kỹ và có độ bền, chống mối mọt cho tuổi thọ rất cao, lên đến 1.000 năm

chánh điện chùa hộ quốc
Khuông viên chánh điện

Những điều này làm cho ngôi chùa tách biệt ra hẳng khỏi cuộc sống nơi trần thế. Ở đây, ngoài cảnh đẹp, không khí trong lành, mát mẻ với gió biển thổi vào, mỗi thời khắc sẽ có tiếng chuông và tiếng trống xua đi hết những nỗi lo toan buồn phiền của lữ khách.

Chùa hiện lên một cách bình dị cổ kính mà không kém phần hiện đại.

Dạo Quanh một vòng chùa Hộ Quốc.

Khi đến chùa.

Các bạn sẽ chạy thẳng xuống nơi đỗ xe cho du khách, và phải cuốc bộ một chút trở ngược lại (nếu bạn đi xe máy – Nếu đi theo tour, xe lớn sẽ thả bạn phía trước chùa)

Đầu tiên khi vừa đến chùa là cổng Tam Quan

Cổng Tam quan đây là một lối kiến trúc xưa, nhưng mang nhiều ý nghĩa. 3 cổng thường tượng trưng cho 3 cách nhìn của Phật: Hữu quan, Không quanTrung quan, thể hiện cái có, cái không và cái trung của 2 cái còn lại.

Ở Chùa Hộ Quốc, tên ba cổng này là: Cổng chính Cửa Địa Giác, bên tả Cửa Bắt Nhị, bên hữu Cửa Giải Thoát.

Bậc thềm ở đây đều được làm từ đá và cũng được chia làm 3 lối đi vào. Giữa 3 lối vào được trấn giữ bởi 2 bức tượng.

cổng tam quan chùa hộ quốc
Chính diện cổng Tam Quan chùa Hộ Quốc

Khuông viên sân dưới của chùa Hộ Quốc Phú Quốc

Vừa bước qua khỏi cổng Tam quan vào chùa Hộ Quốc Phú Quốc, bạn sẽ đến ngay sân dưới của chùa, rộng lớn được lát gạch tàu màu đỏ. Chính giữa sẽ có một bức tượng Phật bằng cẩm thạch nguyên khối cao 3 mét.

tượng phật ngọc chùa hộ quốc
Phật Ngọc cao 3m

Phía sau bức tượng là đường hướng lên chính điện của chùa.

Con đường đi lên gồm 70 bậc thang và chính giữa là một bức tranh điêu khắc nổi hình bông sen và hình rồng, một hình ảnh rất thuần Việt.

Phái ngoài 2 lối đi được được tạc 4 con rồng ngậm châu, đây là kiểu kiến trúc rất được ưa chuộng thời nhà Trần.

Trong khi bạn đi lên từng bậc thang để đến chính điện, nếu bạn ngoái nhìn lại phía sau, bạn sẽ phải xuýt xoa, ôi sao mà đẹp vậy, cảnh biển từ từ mở rộng ra trong tầm mắt.

Nhìn từ trên cao xuống

Phía trên khu chính điện.

Vừa bước lên tới khu chính điện bạn sẽ thấy bao quát cả ngôi chùa. Đối diện đi lên là Khu Nhà Tổ, hai bên là 2 tháp Chuông và tháp Trống được chạm khắc công phu và đối xứng với nhau.

Một bên sẽ là nơi treo chuông đồng rất to. Bên còn lại thì tầng dưới là treo trống, lên tầng trên là chiếc chiên cũng lớn không kém.

tháng chuông chùa hộ quốc
Tháp chuông chạm khách hình rồng

Bên trong nhà thờ tổ

Hầu hết được xây dựng từ gỗ và đá được chạm khắp và gia công một cách tỉ mỉ và kỳ công.

Trong chính điện sẽ là nơi thờ tam thánh tổ

Nhân Tông: Vị vua Anh Minh thời nhà Trần, dưới thời ông nhà Trần đã cùng nhau đoàn kết chống lại quân Nguyên, sau khi truyền ngôi, ông xuất gia và trở thành “Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử”. Xem thêm tại wiki pedia

Pháp Loa: Thiền Sư Tôn giả thời nhà Trần (Tổ thứ 2 của Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử). Tìm hiểu thêm tại wikipedia

Huyền Quang: Một vị tôn giả của Đại Thừa Trong thiền viện Trúc Lâm đời Trần (Tổ thứ 3 của Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử). Xem thêm tại wikipeida

Đường lên tượng Phật Quan Âm Bồ Tát

Bên phía tháp Trống, ngay Tháp sen sẽ có một đường đi lên trên sẽ là nơi thờ tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Bạn có thể đi lên “vái” bà và ngắm phong cảnh cùng chụp hình phía trên.

Phía ngoài sẽ có băng đá để cho lữ khách ngồi nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Bạn nên ra đây ngồi một chút, yên tĩnh và ngắm cảnh xung quanh. Nghe tiếng chuông gió, giúp bạn thư thái đi rất nhiều.

Hai bên nhà thờ Tổ

Đi xuống phía sau nhà Tổ của chùa Hộ Quốc Phú Quốc, hai bên sẽ là tượng của 18 vị La Hán được khắc bằng đá chia là 9 vị một bên.

Tượng 18 vị phật La Hán

Ngoài ra còn có bức Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt được khắc trên đá, và có tên của các vị Nguyên Thủ đến viếng chùa trước đây.

sân trên chùa hộ quốc phú quốc
Gian sau chùa hộ quốc Phú Quốc

Các địa điểm du lịch khác gần Chùa Hộ Quốc Phú Quốc tiện đường cho bạn:

Khi lên lịch tham quan Chùa Hộ Quốc Phú Quốc, bạn cũng có thể kết hợp đi tham quan các địa điểm trong khu vực luôn để tiện đường đi lại:

Bãi Sao Phú Quốc.

Nhà Tù Phú Quốc.
Trại Chó Phú Quốc.

Trong trường họp thời gian tham quan còn nhiều bạn có thể sắp xếp chạy thẳng xuống Ga An Thới để đi cáp treo. Đây là một địa điểm chụp hình phải nói là “Đẹp phải biết”.

Ăn uống khi tham quan Chùa Hộ Quốc Phú Quốc

Bạn nên đem theo nước, vì thời tiết Phú Quốc nhiều khi nóng lắm à, để tránh tình trạng mất nước.

Phía ngoài của chùa Hộ Quốc Phú Quốc, chổ gửi xe sẽ có 1 nhà hàng chuyên thức ăn chay. Thông thường cũng có phát cơm miễn phí (cái này là tùy thời gian) nên nếu bạn muốn thưởng thức cũng có thể gọi món ở đây nhé.

góc nhìn phia trên phù điêu chùa hộ quốc
góc nhìn từ trên xuống ở chùa Hộ Quốc

Những lưu ý khi tham quan Chùa Hộ Quốc Phú Quốc:

  • Ăn mặc: Cũng giống như các nơi tâm linh khác, khi đến chùa các bạn vui lòng ăn mặc sao cho kín đáo và lịch sự nhé.
  • Thời gian mở cửa tất cả các ngày trong tuần, nên bạn có thể sắp xếp đến tham quan trong ngày. (trừ trường họp chùa tu sửa)
  • Nên đến chùa vào lúc sáng sớm hoặc gần chiều, lúc thời gian mát mẻ nhất. Đi buổi trưa thời tiết lúc này sẽ hanh nóng, ôi bức cho bạn.

Lời kết:

Hello, Cám ơn bạn đã dành thời gian tham khảo bài viết chùa Hộ Quốc Phú Quốc, mong rằng những chia sẻ của mình đầy đủ thông tin về chùa, để chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới của bạn.

Ngoài chùa Hộ Quốc, bạn có thể đưa Dinh Cậu vào lịch trình tham quan của bạn đấy

Chúc bạn có chuyến du lịch Phú Quốc thật vui vẻ nhé.

Người viết: ThaiVu

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments