Dinh Cậu Phú Quốc cũng sẽ nằm trong lịch trình tham quan của một số tour du lịch Phú Quốc, nơi đây rất gần với chợ đêm Phú Quốc. Nếu bạn du lịch Phú Quốc dù đi tour hay tự túc cũng nên ghé thăm nơi này, kết hợp với đi chợ đêm Phú Quốc luôn là vừa.
View toàn cảnh Dinh Cậu Phú Quốc
Trước khi đến thăm Dinh Cậu, bạn sẽ vượt qua hàng dài những nơi bán các món ăn vặt, ôi trời,… nào trà sữa, nào chè, và ngay đường ra Dinh Cậu là một dãy dài những quán nướng hải sản.
Đây không chỉ là nơi để bạn đến viếng Dinh mà còn có thể ngắm nhìn phong cảnh xinh đẹp của biển đảo nơi này. Ở Phú Quốc, gần như chỉ cần ra biển, khu vực giáp biển thì nơi nào cũng nhiều cảnh sắc đẹp để thưởng thức cả.
Nào cùng ghé qua Dinh Cậu Phú Quốc để xem nơi đây có gì hấp dẫn, có gì hay mà người dân ai cũng ghé cúng nhé.
Dinh Cậu Phú Quốc nằm ở đâu?
Chỉ cần đến Dương Đông, hỏi bất kỳ một người dân nào, họ cũng sẽ hướng dẫn bạn đến Dinh Cậu.
Đúng vậy, Dinh Cậu Phú Quốc nằm tại thị trấn Dương Đông, ngay khu phố 2, sát biển được xây trên một chổm đá, phía dưới cũng là một bãi biển được nhiều người dân đến để tắm.
Địa điểm Dinh Cậu Phú Quốc
Trên đường ra Dinh Cậu Phú Quốc bạn sẽ đi ngang qua Dinh Bà (tên là Thủy Long Thánh Mẫu)nghe nói bà là người đã có công khai phá vùng đất Phú Quốc nơi đây, nên được thờ tụng, hằng năm còn tổ chức cúng bái.
Nào chúng ta cùng “Di giá” thăm Dinh Cậu thôi.. ^_^!
Ngang qua Dinh Bà, bạn sẽ đến đường vào Dinh Cậu Phú Quốc, ở đây bạn chỉ cần gửi xe ngay khuông viên, khóa xe lại rồi lội bộ ra ngoài thôi (không có ai giữ xe đâu nhé – Nhưng an tâm, không mất xe đâu).
Thẳng ra một xíu bạn sẽ thấy ngay Dinh Cậu được xây dựng một cách nổi bật với hai màu vàng – đỏ trên một gành đá có vài tán cây che phủ xung quanh (có tán Sộp đã trên trăm năm tuổi) và nằm sát ngay một ngọn hải đăng định hướng cho tàu bè qua lại.
Kế bênh Dinh là một bãi tắm mở cho mọi người, ai cũng có thể xuống tắm cả. Thông thường những ngày buổi chiều mát mẻ, nắng chan hòa, người dân sẽ xuống ngắm biển, một vài bạn nhỏ sẽ xuống biển để “vọc” nước và bắt ốc,..
Đường lên Dinh Cậu bạn sẽ đi lên 29 bậc thang uốn lượn, kế bên là một cái miếu thổ thần nhỏ cũng cùng tông màu vàng – đỏ với Dinh, cùng một hàng rào bằng bê-tông vững chắc. Vừa lên trên, bạn sẽ thấy một khoảnh sân bằng xi-măng khá nhỏ, chính giữa là Dinh Cậu.
Bên ngoài chánh điện:
Chánh điện của Dinh được xây hướng về biển, vừa hướng gió, vừa có thể ngắm được hoàng hôn. Làm trụ cho dinh có hàng cột đỏ với các câu liễn chữ nổi hán tự.
Phiên âm tiếng Việt:
“Vạn Cổ Anh Linh Thông Tứ Hải
Chấn Phong Bình Lượng Bảo Lương Dân”
Nghĩa là:
“Ngàn xưa anh linh vang bốn biển
Dinh Cậu bình phong bảo vệ dân”
Rất nhiều lần, người dân chứng kiến tại cửa biển Dương Đông, cuồng phong thịnh nộ, quật tan tát hết những tàu bè ngoài cửa biển, trong khi những chiếc tàu khác đang neo trong cửa biển vẫn bình an vô sự, từ đó dân tin rằng có linh thiên nơi cửa biển bảo vệ tàu bè nơi đây.
Đứng từ sảnh xi-măng nhìn trực tiếp vào ta sẽ thấy “lưỡng long quấn cột”, phía trên sẽ có “lưỡng long tranh châu”.
Nơi đây thờ 3 vị Chúa Ngọc Nương Nương và 2 cậu con của bà (cậu Tài và cậu Quý). 3 vị này được người dân truyền tụng là đấng linh thiên cai quản vùng sông nước Phú Quốc, giúp bình phong an dân.
Thời gian đẹp nhất để đến thăm Dinh Cậu.
Mỗi một mùa Dinh Cậu Phú Quốc đều có nét đẹp riêng, đó là lý do vì sao, lúc nào dinh cũng đầy ắp người dân đến tham quan, tắm biển, nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, đối với du khách du lịch Phú Quốc tốt nhất nên sắp xếp đến Phú Quốc (cũng như viếng Dinh Cậu) vào khoản thời gian từ tháng 11 đến tháng 5, đây là khoản thời gian ít mưa bão, hoạt động du lịch, tham quan Dinh Cậu thời tiết đều đẹp cả.
Lịch Sử của Dinh Cậu:
Phú Quốc là nơi tiếp thu nhiều vùng miền văn hóa khác nhau. Dinh Cậu khởi nguồn từ những cư dân đầu tiền của miền Trung đến đây sinh sống, vào những năm của thế kỷ 17.
Trước đây Dinh Cậu Phú Quốc có tên là Long Vương Thần Miếu – chánh điện gọi là Thạch Sơn Điện, dân đảo sống bằng nghề đánh bắt chài lưới, người dân thường xuyên chịu những thiên tai khi ra khơi đánh bắt.
Rồi một dạo có một mỏn đá nhỏ dần dần nổi lên nơi cửa biển, người dân cho đây là đá thiên, nên mới bắt đầu thờ cúng để mong được thần linh che chở tránh bớt thiên tai. Mỏm đá đó chính là Dinh Cậu Phú Quốc ngày nay.
Dinh Cậu được cho là một minh chứng rõ ràng nhất về việc giao lưu văn hóa các vùng miền tại Nam Bộ, tiếp thu những nét đẹp, nét tốt mà ít có sự bài xích.
Ngoài ra còn một vài truyền thuyết nữa, nhưng mình thấy trên mạng có nhiều rồi, nên không có kể ra. Bạn nào có hứng thú thì có thể search trên google nhé.. ahihi
Từ đâu có câu nói: “Đến Phú Quốc đi làm, trước khi về mà không ghé Dinh Cậu vái xin về thì thể nào cũng phải quay về lại Phú Quốc làm tiếp”
Lúc mình mới qua Phú Quốc đi làm, mình đã nghe câu nói này rồi, và tin chắc rằng, ối bịa thôi, mình muốn về lúc nào về, muốn đi lúc nào đi chứ, làm gì có chuyện đó… và rồi..
Bạn biết không, câu nói này ứng nghiệm nha, đây không hẳn là mặt tâm linh, nhưng theo quan điểm cá nhân thì:
- Không khí ở Phú Quốc trong lành hơn rất nhiều so với nhiều vùng miền khác ở đất liền, ít tiếng ồn hơn. Cuộc sống bình dị và yên bình hơn (lúc đến đây, thì thấy buồn chán lắm, nhưng riết rồi thích cái sự ít ồn ào này)
- Ở Phú Quốc, hầu như có đầy đủ những dịch vụ cần thiết cho nhu cầu sinh sống của con người ở đây (ừ thì chưa có rạp chiếu phim, ^_^ )
- Lượng khách du lịch thì dồi dào, giúp cho việc tìm việc ở đây cũng tương đối dễ hơn so với nơi khác, dẫn đến cơ hội phát triển cũng nhiều hơn.
- Con người thân thiện, đồ ăn hải sản thì luôn tươi ngon.
- Bạn có thể tham quan khám phá, thích đi biển thì đi, thích leo núi thì cũng có, thích băng rừng trãi nghiệm có luôn, vào những khu resort sang trọng nhất cũng có nốt. Ủa tìm đâu ra một nơi như vậy.
Và thế là sinh ra thích, và muốn sống ở đây.
Kết họp với
Dinh Cậu Phú Quốc là một nơi tâm linh rất nổi tiếng ở Phú Quốc, nên mọi người mới kết hợp lại và nói vui rằng: “Đi làm ở đảo, muốn rời đảo mà không ghé vái Cậu thì sẽ quay lại đảo thôi” Thật ra là lòng người muốn vậy à.. haha..
Những Lưu ý khi tham quan Dinh Cậu
Giờ mở cửa:
Thời gian tham quan: Từ 7h sáng đền 20h30
Vé tham quan Dinh Cậu Phú Quốc: Vé miễn phí – vào thắp nhang, cầu khẩn đều dễ dàng.
Trang Phục:
Thật ra không có quy định gì nhiều, tuy nhiên đây là một nơi tham quan tâm linh, nên khi bạn ghé tham quan thì nên chú ý ăn mặc gọn gang, lịch sự.
Quy định:
- Không quay phim chụp ảnh bên trong Dinh
- Bỏ rác đúng nơi quy định
Chốt lại nào
- Thời gian tham quan trong ngày phù hợp nhất là buổi sáng tầm 7h đến 10h và buổi chiều từ 16h đến 18h (nắng nhẹ, không gắt)
- Bạn có thể kết hợp tham quan Dinh Cậu và ghé chợ đêm luôn cũng được (thời gian phù hợp cho 2 điểm này là tầm 16h30 đến Dinh Cậu Phú Quốc, ngắm cảnh chụp ảnh, vọc nước biển, hóng gió đến tầm 17h30 (lúc này bụng cũng réo rồi) thì đi dạo chợ đêm và ăn luôn.
- Mùa du lịch cũng như tham quan Dinh Cậu là tầm tháng 11 đến tháng 5 (đây là khoảng thời gian ít giông bão, mưa gió – phù hợp để du lịch Phú Quốc)
- Phía trên ngay bãi biển, có mấy quan ăn lề đường cũng ngon lắm, mở tầm 17h chiều, bạn có thể ghé và thưởng thức các món hải sản tươi ngon ở đây.
- Kế bên Dinh Cậu còn có 1 con đường đi ra ngoài, đây là cầu cảng, phía dưới bạn sẽ thấy những cột chắn sóng. Buổi chiều tối mà mua đồ ăn ra ngoài ngày ngồi cũng phải gọi là “bá chấy nha”
- Một điều nữa, điều này cũng quan trọng nè: “Nhà vệ sinh”, ối zồi. Đang ngồi ăn mà tự nhiên “muốn đi xả nước cứu thân” thì sao? Có 2 cách, ngay công viên Bạch Đằng có vài nhà vệ sinh công cộng, hoặc ngay Dinh Bà trước khi vào Dinh cậu, bạn sẽ thấy một quán cà phê “Gió Biển”, ghé vào đó, tầng dưới sẽ có một nhà vệ sinh. Ối zồi.. vậy là sống xót rồi.. haha.. 😀
Rồi nhá, vậy là mình đã cùng bạn dạo một vòng quanh Dinh Cậu, mong rằng những thông tin trên đây hữu ích dành cho chuyến đi của bạn. Có còn thêm thông tin gì về Phú Quốc, bạn có thể liên hệ với mình qua fanpage nhé. Chân thành cám ơn bạn đã tham khảo bài viết này.